Các kênh truyền hình Đài_Truyền_hình_Việt_Nam

Các kênh truyền hình quảng bá

Bấm vào số trên hình để có thêm thông tin về kênh.
  • VTV1: Kênh Thời sự - Chính luận - Tổng hợp.
  • VTV2: Kênh Khoa học - Giáo dục.
  • VTV3: Kênh Giải trí tổng hợp.
  • VTV4: Kênh truyền hình Đối ngoại quốc gia.
  • VTV5: Kênh truyền hình tiếng dân tộc thiểu số.
    • VTV5 Tây Nam Bộ: Kênh truyền hình tiếng dân tộc dành cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
    • VTV5 Tây Nguyên: Kênh truyền hình tiếng dân tộc dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên.
  • VTV6: Kênh truyền hình Thanh thiếu niên.
  • VTV7: Kênh truyền hình Giáo dục quốc gia.
  • VTV8: Kênh truyền hình quốc gia hướng tới khán giả khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.
  • VTV9: Kênh truyền hình quốc gia hướng tới khán giả khu vực Nam Bộ.

VTV (đêm giao thừa)

Đây là tên của toàn bộ khung chương trình đón Tết Nguyên đán của Đài Truyền hình Việt Nam, được thực hiện từ năm 1997 đến nay trên tất cả các kênh truyền hình của VTV từ đúng 19:00 ngày 30 tháng Chạp (29 tháng Chạp nếu là năm thiếu) đến rạng sáng ngày mùng 1 Tết. Riêng các năm 2000, 2003-2007, 2009-2010 và 2015, tất cả các kênh quảng bá của VTV hòa sóng vào thời điểm 17:00 ngày Tất niên Âm lịch.

Các kênh cũ

  • VTV Cần Thơ 1 & VTV Cần Thơ 2: Phát sóng lần đầu năm 1968 dưới tên gọi Đài Truyền hình Cần Thơ (CTV); phát sóng trở lại từ ngày 2 tháng 5 năm 1975, sau khi Việt Nam tái thống nhất. Năm 1980, truyền hình Cần Thơ phát sóng trên hai kênh 6 VHF và kênh 43 UHF. Năm 2004, kênh 6 VHF chính thức mang tên CVTV1 (ban đầu là CVTV); cùng năm đó kênh CVTV2 ra đời nhằm phục vụ bà con dân tộc Khmer. Từ 5 tháng 6 năm 2011, 2 kênh CVTV1 và CVTV2 đổi tên thành VTV Cần Thơ 1 và VTV Cần Thơ 2. Theo Đề án Quy hoạch Báo chí quốc gia đến 2025, ban đầu, VTV Cần Thơ 1 & VTV Cần Thơ 2 sẽ nhập chung sóng, hình thành Kênh Truyền hình Quốc gia khu vực Tây Nam Bộ VTV10 nhưng không được chấp thuận.[8][9] Thay vào đó, từ 1 tháng 1 năm 2016, VTV Cần Thơ 1 và VTV9 (Thành phố Hồ Chí Minh) sáp nhập thành kênh VTV9 (Quốc gia), còn VTV Cần Thơ 2 được đổi tên thành VTV5 Tây Nam Bộ.
  • VTV Đà Nẵng: Phát sóng từ năm 1977 với tên gọi Đài Truyền hình Đà Nẵng. Từ năm 1994, Đài Truyền hình Đà Nẵng được chuyển cho VTV quản lý, lấy tên là TĐN[10]. Năm 2004, cùng với CVTV và các kênh khác, TĐN được đổi tên là DVTV. Đầu năm 2011, DVTV đổi tên là VTV Đà Nẵng. Năm 2015, VTV Đà Nẵng phát sóng theo định dạng hình ảnh 16:9. Ngày 1 tháng 1 năm 2016, cùng với VTV Huế và VTV Phú Yên, VTV Đà Nẵng đã sáp nhập thành VTV8.
  • VTV Phú Yên: Phát sóng từ năm 1989, tiền thân là Đài Truyền hình Phú Yên. Năm 2001, Đài Truyền hình Phú Yên được bàn giao về VTV, trở thành Đài Truyền hình khu vực Phú Yên (PTV), sau là Trung tâm THVN tại Phú Yên (PVTV, 2004), đóng vai trò là đơn vị truyền hình của tỉnh (đến năm 2012) cũng như khu vực Nam Trung Bộ. Năm 2016, VTV Phú Yên cùng với VTV Huế và VTV Đà Nẵng đã sáp nhập thành kênh VTV8. Năm 2018, VTV thành lập Trung tâm THVN tại Nha Trang, Khánh Hòa (VTV Nha Trang), thay thế cho VTV Phú Yên trước đây.[11]
  • VTV Huế: Phát sóng từ trước năm 1975 với tên gọi ban đầu là Đài Truyền hình Huế. Từ sau 1975 đến 1998, Đài Truyền hình Huế đóng vai trò là cơ quan truyền hình của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 2016, cùng với VTV Đà Nẵng và VTV Phú Yên, VTV Huế đã sáp nhập thành VTV8.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đài_Truyền_hình_Việt_Nam http://hoinhabaovietnam.vn/VTV-va-vai-net-ve-lich-... http://vtv.vn http://www.vtv.vn/ https://www.facebook.com/VTV5TNB/photos/a.10921199... https://www.facebook.com/VTV5TNB/posts/10925954874... https://web.archive.org/web/20150915214103/http://... https://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/truyen-hinh-vi... https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/vtv-co-them... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chi... https://tuoitre.vn/thai-do-khac-cho-khai-tri-59239...